Vì sao nhiều người muốn biển số xe Hà Nội? Điều kiện đăng ký biển số xe Hà Nội?

Ép biển số cờ với bản đồ Việt Nam - Ảnh otoso1

Đăng ký biển số xe Hà Nội, Không chỉ sinh viên ngoại tỉnh, người đi làm mà đa số người dân hiện nay vì một số lý do nào đó đều mong muốn đăng ký biển số tại Hà Nội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ cho phép 2 trường hợp, bỏ 1 đối tượng so với trước đây.

Vì sao nhiều người muốn biển số xe Hà Nội? Điều kiện đăng ký biển số xe Hà Nội? 1

Nội dung bài viết

Vì sao nhiều người muốn biển số xe Hà Nội

Tại sao nhiều người và đặc biệt là học sinh, sinh viên ngoại tỉnh đều mong muốn sở hữu một chiếc ô tô, xe máy mang biển số Hà Nội?

Lý do đơn giản là bởi biển số Hà Nội sẽ giúp chủ sở hữu hạn chế được một số phiền phức khi tham gia lưu thông ở các tỉnh thành khác. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, chủ sở hữu chiếc xe mang biển số Hà Nội sẽ thuận tiện hơn trong công việc, học tập hay lao động vì không bị “mang tiếng” là người tỉnh lẻ.

Hơn thế nữa, điều khiến nhiều người muốn đăng ký xe biển Hà Nội là bởi thủ tục nhanh gọn hơn ở quê. Cụ thể, sinh viên chỉ cần có thẻ sinh viên, giấy giới thiệu của nhà trường hoặc có người người nhà mang hộ khẩu Hà Nội là có thể nhờ đứng tên để đăng ký biển số.

Lý do vì sao nhiều người muốn sở hữu biển số xe Hà Nội. Bởi hầu hết mọi người đều cho rằng biển số xe Hà Nội sẽ dễ dàng lưu thông trên đường khi không chịu sự chú ý từ lực lượng chức năng hay một số tự ti vì tỉnh lẻ, chịu sự kỳ thị khi đi lại.

Ngoài ra, còn một lý do khiến rất nhiều người dân hiện nay mong muốn sở hữu biển số xe Hà Nội đó là vì biển Hà Nội “sang”, là biển ở Thủ đô, chứng tỏ bản thân là người đang học tập, làm việc hoặc sinh sống tại Hà Nội. Chính vì vậy, không ít người đã dùng các mối quan hệ và tiền bạc để có thể có được cho mình chiếc biển số xe đầu 29 – 30.

Điều kiện đăng ký biển số xe Hà Nội

đăng ký biển số xe Hà Nội

Mục A (từ Điều 7 đến Điều 10) Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký, cấp biển số xe. Trong đó quy định chi tiết về hồ sơ đăng ký xe tại Điều 7 bao gồm:

– Giấy khai đăng ký xe.

– Giấy tờ của chủ xe.

– Giấy tờ của xe.

Trong đó, quy định chi tiết về Giấy tờ của chủ xe là người Việt Nam được quy định Khoản 1 Điều 9 như sau:

– Chứng minh nhân dân: Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

– Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).

Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

– Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

Tuy nhiên, từ 1/8/2020, quy định trên có sự thay đổi do Thông tư 58/2020/TT-BCA thay thế. Cụ thể, Thông tư 58 đã bỏ thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường ra khỏi giấy tờ của chủ xe hợp pháp.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ ngày 1/8/2020, sinh viên, học sinh ngoại tỉnh không còn được đăng ký xe biển Hà Nội, biển số xe TP. HCM bằng giấy giới thiệu của nhà trường.

Như vậy, người đăng ký xe phải có hộ khẩu thường trú tại nơi đăng ký xe. Bên cạnh đó, đối tượng là quân nhân và công an không có hộ khẩu Hà Nội nhưng đang công tác trên địa bàn và có đầy đủ Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).

Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác cũng có thể đăng ký biển số xe tại Hà Nội.