Trên thế giới có những nước quy định rất rõ ràng về xe cứu thương và xe cấp cứu giúp người dân và các cơ quan quản lý dễ dàng nhận diện và phân biệt được 2 loại hình xe cứu thương phổ biến hiện nay: xe vận chuyển người bệnh không trong tình trạng cấp cứu (Ambulance) và xe vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu (Emergency Ambulance).
Xe cứu thương là gì?
Xe cứu thương Ambulance: là xe vận chuyển người bệnh chỉ để vận chuyển người bệnh từ nhà đến cơ sở điều trị hoặc từ cơ sở điều trị này đến cơ sở điều trị khác mà không có can thiệp điều trị cấp cứu tại hiện trường trước đó và không cần tiếp tục hồi sức trên đường vận chuyển hay còn gọi là xe vận chuyển bệnh nhân.
>>> Xe ô tô cứu thương phải đạt những tiêu chuẩn gì?
>>> Xe ô tô cứu thương có phải xe chuyên dùng không?
>> Giá bán, thông số các loại xe cứu thương tại Việt Nam
Xe cấp cứu là gì?
Xe cấp cứu Emergenncy Ambulance: là xe cấp cứu người bệnh ở ngoài bệnh viện, xe vận chuyển người bệnh cấp cứu. Ngày nay, trên thế giới, thuật ngữ “ambulance” được dùng cho những xe có hay không có vận chuyển người bệnh, tình trạng người bệnh có cấp cứu hay không cấp cứu.
Không chỉ phân biệt về chức năng của 2 thuật ngữ trên, tại một số nước còn quy định rõ 2 loại hình xe cứu thương:
Tại Úc:
(1) Đối với xe “Ambulance” thì không được trang bị hệ thống đèn ưu tiên gắn trên xe và không được trang bị còi hụ, nhân viên đi theo xe không nhất thiết là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện được đào tạo chính quy.
(2) Đối với xe “Emergency Ambulance” phải được trang bị hệ thống đèn ưu tiên và còi hụ, trên xe được trang bị đầy đủ các dụng cụ và phương tiện cấp cứu, nhân viên đi theo xe phải là chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện được đào tạo chính quy (như EMT tại Mỹ hoặc Paramedic tại Úc).
Trung tâm Cấp cứu bang Victoria khuyến cáo người dân gọi ngay xe cứu thương “Emergency Ambulance” (000) khi có một trong các dấu hiệu đe doạ tính mạng như sau:
– Đau ngực hoặc tức ngực
– Khó thở
– Đau dữ dội
– Bỏng diện rộng
– Tai nạn hoặc chấn thương nghiêm trọng
– Chảy máu nghiêm trọng
– Đột ngột bị tê hoặc liệt mặt, cánh tay hoặc chân
– Bất tỉnh
Tại Hồng Kông (Trung Quốc):
Có 2 loại dịch vụ cung cấp xe cấp cứu ở Hồng Kông, đó là Dịch vụ xe cấp cứu khẩn cấp (Emergency Ambulance Service – EAS) và Dịch vụ vận chuyển bằng xe cấp cứu không khẩn cấp (Non-Emergency Ambulance Transfer Service – NEATS). EAS được cung cấp cho những người đang trong tình trạng bệnh nặng cần can thiệp điều trị ngay lập tức trước khi nhập viện và chuyển đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời, trong khi NEATS là loại hình dịch vụ vận chuyển cho những bệnh nhân có yêu cầu để được vận chuyển đến cơ sở y tế hoặc từ cơ sở y tế về nhà.
Tại Việt Nam
Bộ Y tế quy định xe cứu thương:
Trường hợp người bệnh đang cấp cứu: Ngoài người bệnh ở trên xe cần có nhân viên y tế thực hiện việc hỗ trợ y tế cho người bệnh.
Đối với các trường hợp chuyển viện cấp cứu thì cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp người bệnh chuyển tuyến mà người nhà tự liên hệ xe cứu thương để chuyển viện, ra viện, xin về do quá nặng thì người nhà bệnh nhân tự quyết định lựa chọn phương tiện vận chuyển, hỗ trợ cấp cứu theo nhu cầu và khả năng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với các trường hợp vận chuyển thi thể người bệnh thuộc loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm đề nghị thực hiện theo điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Khi xe ô tô cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, các cá nhân, tổ chức, cơ sở y tế có trách nhiệm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để xe cứu thương có thể vận chuyển người bệnh đến địa điểm theo lộ trình nhanh nhất có thể và thực hiện đúng các quy định của Luật giao thông đường bộ.
Mọi hành vi gây khó khăn làm chậm lộ trình hoạt động của xe cứu thương khi làm nhiệm vụ đều không được thực hiện.
Xe ô tô cứu thương chỉ được chuyên chở, cấp cứu người bệnh
Quy định chi tiết về việc sử dụng xe ôtô cứu thương
Theo Thông tư 27/2017/TT-BYT, xe ôtô cứu thương phải là xe ôtô đáp ứng yêu cầu tại mục 3.1.2 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 về phương tiện giao thông đường bộ – ôtô – phân loại theo mục đích sử dụng và chỉ được sử dụng khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định.
Đồng thời, Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT cũng đã quy định chi tiết về việc sử dụng xe ôtô cứu thương, cụ thể:
1. Xe ôtô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
– Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu.
– Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không được sử dụng xe ôtô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Xe ôtô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Xe ôtô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam co thêm xe khám bệnh lưu động với chức năng chụp X-Quang, siêu âm, xét nghiệm, cấp cứu ban đầu.